Quỹ đạo Oberon_(vệ_tinh)

Quỹ đạo Oberon cách Sao Thiên Vương khoảng 583.500 km, xa nhất trong số năm vệ tinh lớn.[Ghi chú f] Quỹ đạo Oberon có độ nghiêngđộ lệch tâm nhỏ (tương đối so với xích đạo Sao Thiên Vương).[3] Chu kỳ quỹ đạo của nó khoảng 13,5 ngày, trùng với chu kỳ tự quay. Nói cách khác, Oberon là một vệ tinh đồng bộ bị khóa thủy triều, với một mặt luôn hướng về hành tinh.[6] Một phần đáng kể quỹ đạo Oberon nằm bên ngoài từ quyển Sao Thiên Vương.[20] Kết quả là bề mặt của nó bị bắn phá trực tiếp dưới gió Mặt Trời.[8] Điều này rất quan trọng, bởi vì bán cầu kéo theo (trailing hemispheres) của vệ tinh di chuyển phía trong từ quyển sẽ bị tấn công bởi plasma từ quyển.[20] Sự oanh tạc này có thể dẫn đến sự tối đi phần bán cầu kéo theo, việc này đã thực sự được quan sát ở tất cả các vệ tinh của Sao Thiên Vương trừ Oberon (xem phía dưới).[8]

Bởi vì Sao Thiên Vương di chuyển gần như là lăn quanh Mặt Trời, và quỹ đạo các vệ tinh của nó gần như nằm trên mặt phẳng xích đạo của hành tinh, chúng (kể cả Oberon với độ nghiêng quỹ đạo rất nhỏ 0,058°[3]) cùng phải chịu một chu kỳ mùa cực dài. Cả hai bán cầu Bắc và bán cầu Nam ở trong bóng tối 42 năm, và 42 năm trong ánh sáng Mặt Trời.[8] Cứ mỗi 42 năm, Sao Thiên Vương lại đến điểm phân (equinox) và mặt phẳng xích đạo của nó giao cắt với Trái Đất, các vệ tinh của Sao Thiên Vương có thể che khuất lẫn nhau. Một trong số các lần đó, kéo dài 6 phút, được quan sát ngày 4 tháng 5 năm 2007, khi Oberon che khuất Umbriel.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Oberon_(vệ_tinh) http://www.britannica.com/EBchecked/topic/423713 http://www.infoplease.com/ipa/A0004478.html http://lasp.colorado.edu/~espoclass/homework/5830_... http://adsabs.harvard.edu/abs/1788RSPT...78..364H http://adsabs.harvard.edu/abs/1798RSPT...88...47H http://adsabs.harvard.edu/abs/1851AJ......2...70L http://adsabs.harvard.edu/abs/1851MNRAS..12...15L http://adsabs.harvard.edu/abs/1852AN.....34..325. http://adsabs.harvard.edu/abs/1949PASP...61..129K http://adsabs.harvard.edu/abs/1986Sci...233...43S